Cách nâng cấp máy tính dành cho người không chuyên

Để cải thiện hiệu năng và tốc độ của máy tính thì giải pháp đơn giản nhất là nâng cấp RAM và ổ cứng. Việc gắn RAM hoặc ổ cứng vào để thay thế nâng cấp máy tính thì rất đơn giản. Tuy nhiên, giải pháp này cũng sẽ đem đến rất nhiều rủi ro nếu như các bạn là người không có kiến thức và am hiểu sâu rộng về vấn đề này.

Do đó, trước khi các bạn muốn thực hiện việc nâng cấp hay thay thế RAM hoặc ổ cứng trên máy tính của mình. Bạn cũng nên chuẩn bị thật kỹ lưỡng và quan tâm đến những lưu ý, cũng như các vấn đề được đề cập sau đây.

Cách nâng cấp máy tính dành cho người không chuyên

Nâng cấp RAM 

1. Xác định nhu cầu sử dụng và loại RAM để nâng cấp máy tính đang sử dụng

Đầu tiên, bạn cần phải xác định nhu cầu nâng cấp và sử dụng RAM máy tính vào mục đích gì. Nếu chỉ đơn giản sử dụng máy tính để học tập và làm việc thì mức RAM từ 4GB là có thể đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng của bạn. Nhưng, nếu bạn dùng máy tính để chơi game và sử dụng các phần mềm "nặng" như đồ họa hay thiết kế, thì nên trang bị RAM từ 8GB đến 16GB.

Còn trường hợp máy tính bạn thường xuyên bị giật, lag hay chạy chậm vì thiếu RAM thì việc nâng cấp RAM cũng là điều hiển nhiên. Việc nắm rõ chính xác về loại RAM đang được sử dụng trong máy tính của mình sẽ giúp bạn lựa chọn loại RAM phù hợp nhất. Ví dụ như máy tính bạn đang dùng loại RAM 4GB có tốc độ Bus là 1333MHz thì khi bạn muốn lắp đặt và nâng cấp thêm RAM thì cũng cần phải sử dụng loại RAM có tốc độ Bus 1333MHz để sử dụng. Điều này sẽ giúp đảm bảo cho máy tính luôn hoạt động ổn định và nâng cao hiệu suất được tối ưu nhất.

Để chắc chắn, bạn có thể tự mình kiểm tra dung lượng RAM đang sử dụng trên máy tính của mình bằng các cách như sau:

Cách 1 : Trên windows, nhấn phải chuột vào taskbar và chọn "Task Manager". Nhấp vào tab Performance và nhấp tiếp vào "Memory" ở cửa sổ Task Manager. Đây là nơi hiển thị dung lượng RAM thực tế và dung lượng đang sử dụng, cũng như còn trống. Qua những thông số này, bạn có thể xác định chính xác dung lượng RAM laptop hay PC đang sử dụng là thiếu hay đủ để nâng cấp với mức dung lượng phù hợp hơn.

Cách nâng cấp máy tính dành cho người không chuyên?

Cách 2 : Bạn nên dùng đến các phần mềm kiểm tra chuyên dụng như CPU-Z để biết được loại RAM nào để tiến hành thay thế và nâng cấp bằng loại RAM phù hợp. Sau khi cài xong bạn nhấp vào tab "Memory". Đây là nơi đưa ra các thông số chi tiết của RAM trên máy tính của bạn. Và tab "SPD" sẽ cho bạn biết chính xác máy tính của mình hỗ trợ bao nhiêu khe RAM và cho biết dung lượng GB RAM mà mỗi khe RAM này có thể chứa đựng được.

Cách nâng cấp máy tính dành cho người không chuyên? Kiểm tra Ram trên CPU z

Hầu hết các loại RAM đang được sử dụng phổ biến trên máy tính hiện nay là các loại: DDR2, DDR3 và DDR4. Loại RAM càng mới thì tốc độ và hiệu năng sẽ luôn cao và nổi trội hơn rất nhiều so với các loại RAM đời cũ.

2. Kiểm tra thông số của RAM trước khi mua để nâng cấp máy tính 

Khi đã có được những thông tin về RAM trên máy tính của mình. Bạn hãy dựa vào đó tiến hành chọn mua RAM cho phù hợp. Tuy nhiên, khi chọn mua cũng cần phải lưu ý như sau.

Đầu tiên là về tốc độ Bus, đây là tốc độ xử lý của RAM và nó cũng ảnh hưởng từ phần cứng trên nhiều thiết bị khác nhau nên sẽ được quy định cụ thể bằng các tiêu chuẩn có sẵn như PC2, PC3 hoặc PC4 tùy vào loại RAM mới hay cũ. Ngoài ra, trên các loại RAM đời mới hơn còn được đánh giá tốc độ xử lý bằng tiêu chuẩn mới và cụ thể hơn ví dụ như tốc độ Bus là DDR 1600.

Tiếp theo là mức thời gian xử lý dữ liệu. Chúng ta cũng có thể hiểu đó chính là độ trễ của RAM khi xử lý các dữ liệu được lưu trữ trên thiết bị. Thông thường thời gian xử lý dữ liệu trên RAM được hiển thị bằng bốn dãy số, chẳng hạn như là 6-6-6-16. Nếu độ trễ càng thấp thì đồng nghĩa với tốc độ truy cập và xử lý dữ liệu càng nhanh hơn.

Mặc dù trên đây là hai thông số mà các bạn cần quan tâm, nhưng thực tế là tốc độ Bus và thời gian xử lý dữ liệu độ trễ cũng chưa hẳn là điều quan trọng nhất. Điều này có nghĩa là loại RAM có tốc độ Bus cao hơn và có độ trễ thời gian thấp hơn thì sẽ tốt hơn loại RAM có tốc độ Bus thấp hơn và độ trễ thời gian cao hơn bởi vì điều này hoàn toàn có thể bị phụ thuộc vào Mainboard.

Mainboard tức là các bo mạch chủ sẽ có quyền giới hạn tốc độ của RAM trên thiết bị đó. Do đó bạn nên trang bị các loại RAM và cả mainboard thế hệ mới nhất để có thể được hỗ trợ và trải nghiệm tốt nhất trên máy tính của mình.

Ổ cứng cho máy tính

Việc mua ổ cứng mới hay nâng cấp ổ cứng SSD, HDD cho máy tính bạn cũng cần xác định rõ nhu cầu của mình

- Ổ cứng máy tính bị hỏng, bị chậm => Cái này thì chắc chắn bạn phải thay ổ cứng rồi

- Ổ cứng hông đủ dung lượng lưu trữ,..v..v. => Bạn có thể mua ổ cứng mới tăng dung lượng ổ cứng lên từ 500Gb lên 1T chẳng hạn.

Hiện nay,  ổ cứng có khá nhiều lựa chọn, đặc biệt là chọn mua ổ SSD. 

Vậy khi nâng cấp SSD/HDD sẽ cần lưu ý những gì? Nếu là người mới, có thể bạn cũng sẽ gặp nhiều bối rối về việc này. Nhưng không phải xoắn đâu, trong bài viết này, mình sẽ giúp bạn giải quyết các thắc mắc này. Mời bạn tham khảo những lưu ý khi nâng cấp ổ cứng SSD và HDD cho Laptop và PC ngay dưới đây.

Để có thể so sánh SSD và HDD cái nào tốt hơn, nên chọn cái nào,.. Trước tiên, mình cần tìm hiểu sơ về 2 loại ổ cứng này cho nó có tý bài bản nhé.

Nâng cấp máy tính bằng ổ cứng HDD  

HDD là viết tắt của Hard Disk Drive, hay còn gọi là ổ đĩa cứng hay tên quen thuộc nhất là ổ cứng. HDD là một thiết bị lưu trữ dữ liệu trong máy tính. Mặc dù ổ cứng HDD đã cũ, nhưng nó vẫn không hề lỗi thời, nó vẫn là bộ nhớ lưu trữ chính trong máy tính hiện nay. Hiện ổ cứng HDD có các dung lượng phổ biến là 250GB, 320GB, 512GB, 1TB, 2TB, 3TB, 4TB,… Dung lượng càng cao thì giá tiền cũng càng cao. Tiền nào của đó mà!

Việc lựa chọn dung lượng ổ cứng HDD sẽ phụ thuộc vào nhu cầu lưu trữ dữ liệu của bạn. Nếu bạn chỉ có nhu cầu sử dụng máy tính cho các tác vụ văn phòng, lưu tài liệu, ít hình ảnh và video cá nhân,.. Thì ổ cứng HDD dung lượng từ 250GB đến 500GB là đủ rồi. Còn đối những bạn có nhu cầu cao hơn về lưu trữ như chơi game Ofline nặng, lưu nhiều video chất lượng cao,.. Thiết nghĩ bạn cũng sẽ tự biết nhu cầu của mình đến đâu để chọn dung lượng phù hợp.

Đối với ổ cứng HDD, hiện có 2 kích cỡ chủ yếu là 3.5 inch cho PC và 2.5 inch cho Laptop. Do đó, bạn phải lưu ý mình cần nâng cấp ổ cứng cho PC hay Laptop. Vì kích cỡ vật lý khác nhau nên ổ cứng 3.5 inch cho PC làm sao gắn vừa cho Laptop được. Chỉ độ dày của ổ cứng HDD PC cũng đủ dày hơn cả chiếc Laptop rồi. Với ổ cứng HDD cho laptop là 2.5 inch sẽ có 2 chiều cao (chiều dày) ổ là 7 mm và 9 mm. Bạn cũng nên chú ý đến kích cỡ này kẻo mua ổ cứng mới lắp không vừa nhé.

Cách nâng cấp máy tính dành cho người không chuyên?

Tốc độ quay đĩa là một trong những yếu tố quan trọng liên quan đến tốc độ đọc, ghi của ổ cứng HDD. RPM là viết tắt của Revolutions Per Minute, tức số vòng quay được mỗi phút. Tốc độ quay càng cao thì số vòng càng lớn và tốc độ đọc, ghi dữ liệu của HDD càng nhanh. Hiện ổ cứng HDD có tốc độ quay từ 5400 RPM đến 7200 RPM, cao hơn nữa với ổ cứng HDD cho máy tính doanh nghiệp. Vì thế khi lựa chon mua ổ cứng HDD, hãy ưu tiên chọn ổ có tốc độ quay cao hơn.

Chuẩn giao tiếp là cách ổ cứng kết nối với máy tính. HDD gắn trong hiện nay chỉ sử dụng cổng SATA là chủ yếu, cho cả Laptop và PC. Chuẩn SATA cũng có các phiên bản nâng cấp. Chủ yếu hiện nay là SATA 3 với tốc độ tối đa theo lý thuyết 6.0Gb/s hay 600MB/s.

Bộ nhớ Cache hay còn gọi là bộ nhớ đệm cho ổ cứng. Bộ nhớ Cache càng cao sẽ giúp cải thiện thời gian đọc, ghi của ổ cứng, giúp cải thiện tốc độ cho HDD. Các dung lượng cache thường gặp là 8MB, 16MB, 32MB, 64MB, 128MB, 256MB,…

Đây cũng là một lưu ý khi chọn mua ổ cứng HDD.

Nâng cấp Ổ cứng SSD

SSD viết tắt là Solid State Drive, tạm dịch là ổ cứng thể rắn. Là một thiết bị lữu trữ dữ liệu đang được ưu chuộng hiện nay. Khác với HDD, dữ liệu trong SSD được lưu trữ trong các chip nhớ flash (NAND) mà không dùng đĩa từ. Nên tốc độ đọc, ghi của SSD nhanh hơn HDD rất nhiều lần và cũng yên ấn hơn HDD vì không phải quay đĩa.

Với nhiều ưu điểm mang lại, SSD hiện nay có thể nói là rất hot, giá SSD ngày càng giảm. Và nhu cầu nâng cấp ổ cứng SSD cho Laptop, PC ngày càng nhiều hơn. Hãy tham khảo những lưu ý dưới đây nếu bạn cũng đang có ý định này.

Về việc phân biệt và lựa chọn các ổ cứng dạng SSD, trước đây bên mình có 1 bài viết tư vấn về việc lựa chọn ổ cứng phù hợp. Bạn có thể tham khảo tại đây : Phân Biệt Ổ Cứng SSD 2.5, mSATA, M2 SATA, M2 PCle 

So sánh ổ cứng SSD và HDD

Tùy theo nhu cầu sử dụng mà SSD và HDD sẽ có những ưu nhược điểm khác nhau.

  • Giá: giá thành của SSD cao hơn nhiều so với HDD. Nhưng hiện nay giá SSD cũng đang giảm dần rồi.
  • Tốc độ, hiệu suất: đây có lẽ là điểm ăn tiền nhiều nhất của SSD. Tốc độ SSD luôn cao hơn HDD.
  • Độ ồn: do HDD sử dụng cơ cấu quay đĩa từ nên sẽ ồn hơn với SSD sử dụng các chip nhớ ghi dữ liệu bằng điện vô cùng yên tĩnh.
  • Đồ bền: cũng vì có thành phần cơ học quay nên nếu lỡ tay làm rơi HDD, khả năng hư hỏng sẽ rất cao. Còn SSD có khả năng chống sốc, chống rung nên bền hơn ở điểm này.
  • Tiết kiệm năng lượng: cả 2 ổ SSD và HDD đều không tiêu tốn quá nhiều điện năng. Ổ SSD tùy dung lượng mà sẽ tiêu tốn khác nhau nữa. Nhưng nhìn chung thì SSD sẽ tiết kiệm điện hơn HDD một xíu.
  • Hình thức: HDD chỉ có 2 dạng là 3.5 và 2.5 inch. Còn với ổ SSD được thiết kế nhiều dạng, kích cỡ khác nhau để phục vụ cho từng mục tiệu. Ví dụ như có SSD SATA 2.5 inch cho cả PC và Laptop, SSD M.2 kích cỡ nhỏ cho Laptop siêu mỏng,..

 

 

 

Đánh giá
No

Cách nâng cấp máy tính dành cho người không chuyên