Công nghệ Chính Nhân là đơn vị phân phối hàng trăm dòng RAM máy tính. Bạn sẽ mua được RAM chính hãng giá tốt, chất lượng, uy tín tại Chính Nhân như : RAM DDR4, DDR3, RAM Kingston, RAM Silicon Power, RAM Kingmax, Corsair, G.Skill, Ram Transcend, ....
Dưới đây là vấn đề về bộ nhớ RAM máy tính kèm theo một số thông tin bổ ích khác mà bạn có thể tham khảo
RAM và những công nghệ phổ biến nhất ngày nay
RAM là một loại bộ nhớ của máy tính. Nó cho phép truy xuất đọc-ghi đến mọi vị trí trên bộ nhớ dựa trên địa chỉ ô nhớ và thông tin được lưu trên RAM sẽ là tạm thời. Chúng sẽ mất đi khi không được cung cấp nguồn điện.
RAM được gắn trên mainboard máy tính với nhiệm vụ chính là lưu trữ thông tin tạm thời. Sau đó chuyển thông tin đó vào CPU để xử lý. Nếu RAM có dung lượng càng cao thì lượng thông tin lưu trữ được sẽ càng nhiều. Và như vậy thì số lần CPU cần xử lý dữ liệu từ ổ cứng sẽ ít đi, qua đó thìchiếc máy tính PC sẽ tăng được hiệu suất hoạt động.
Trong bài này, Chính Nhân sẽ nói về RAM nhưng không phải khái niệm hay cách dùng cơ bản mà là về những công nghệ RAM phổ biến nhất.
RAM máy tính DRAM là gì?
DRAM là viết tắt của Dynamic random-access memory (Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên động hay RAM động), một loại bộ nhớ được sử dụng rộng rãi trên các hệ thống máy tính như là bộ nhớ chính. Xét về công suất, nó có thể đạt được 8GB cho mỗi chip trong IC hiện đại.
Về mặt vật lý, DRAM lưu trữ mỗi bit dữ liệu trong một tụ điện riêng bên trong mạch tích hợp. Tụ điện có thể được nạp hoặc xả, hai trạng thái này đại diện cho hai trạng thái của một bit (thường được gọi là 0 và 1). DRAM được gọi là động vì nó cần được làm tươi (refresh) hoặc nạp điện sau khoảng vài mili giây để bù đắp cho sự rò rỉ điện từ tụ điện. Vì tụ điện bị rò điện nên nếu không được làm tươi hoặc nạp điện lại đều đặn thì các bit dữ liệu lưu trên DRAM sẽ mất dần.
RAM DDR máy tính thay thế cho dòng DRAM cũ
RAM truyền thống trên máy tính đều là DRAM. Những máy tính mới hiện nay hơn sử dụng DDR (Dual Data Rate - tạm dịch: tốc độ dữ liệu kép) DRAM để nâng cao hiệu suất.
RAM DDR có khả năng truyền tải hai lần trong một chu kỳ bộ nhớ, do đó làm tăng gấp đôi tốc độ truyền dữ liệu mà không tăng tần số clock. Lật lại kiến thức tin học cơ bản, chúng ta biết rằng mọi dữ liệu trên máy tính đều là dữ liệu số, có nghĩa là nó được biểu thị bằng 2 bit cơ bản là 1 (bật) và 0 (tắt).
Một chu kỳ clock được biểu thị bằng tín hiệu CPU đi từ tắt sang bật và quay ngược trở lại. Để hiểu rõ hơn, hãy quan sát sơ đồ dưới đây:
RAM DDR ngày nay có nền tảng từ SDR, loại RAM được sử dụng từ những năm 90 của thế kỷ trước. Chúng có tốc độ khá chậm và bộ nhớ ít, vậy nên chỉ truyền được một khối dữ liệu trong chu kỳ xung nhịp. Đến những năm 2000, DDR ra đời và được được sử dụng phổ biến hiện nay với những biến thể DDR2, DDR3 và DDR4. Tuy nhiên giờ đây, DDR2 và DDR3 cũng đã là ‘của hiếm' trên thị trường, và DDR4 trở thành chuẩn mực mà mọi chiếc máy tính cần phải có.
RAM máy tính chỉ có thể gắn đúng với thiết kế bo mạch chủ
Sự phát triển của RAM máy tính gắn liền với sự phát triển của bộ xử lý và bo mạch chủ. Khi các nhà phát triển như Intel ra mắt công nghệ CPU mới, bắt buộc bo mạch chủ chipset phải ‘chạy theo' để có thể kết hợp được với CPU, tạo ra một khối phần cứng thống nhất và các bộ phận trong đó giao tiếp đúng cách với nhau.
Bạn cần lưu ý, RAM không có tính tương thích ngược hay chuyển tiếp. Nếu bo mạch chủ của bạn thiết kế cho RAM DDR4, thì bất cứ loại RAM nào khác cũng không thể hoạt động được với nó. Các loại RAM khác nhau sẽ có thiết kế và điểm tiếp xúc một chút khác nhau, như DDR3 chỉ có 240 chân kết nối, trong khi DDR4 có đến 288 chân kết nối. Vì vậy bạn cần phải chú ý lựa chọn loại RAM phù hợp khi build hoặc nâng cấp PC sao cho phù hợp với các thành phần khác của máy.
Bộ nhớ tối ưu cho máy tính để bàn
Khi mua hay ráp máy tính, việc chọn đúng loại RAM là khá quan trọng để có 1 chiếc PC hoạt động tối ưu. Mỗi hệ thống sử dụng CPU Intel hay AMD lại 'thích' một kiểu RAM khác nhau. Ngoài ra việc chọn lựa RAM còn phụ thuộc vào chipset và nhu cầu làm việc của người dùng.
Cụ thể như CPU Intel Pentium 4 yêu cầu RAM tốc độ cao (bus 400MHz) trở lên do FSB của CPU khá lớn cho phép băng thông dữ liệu rộng. Nếu như RAM không đáp ứng được mức băng thông đó thì sẽ bị hiện tượng 'nghẽn cổ chai' (bottle-neck), ứng dụng sẽ hoạt động rất chậm. Nếu không xét đến việc ép xung (overclock). DDR4 là bản nâng cấp đáng giá từ DDR3 và hiện nay đang được sử dụng khá phổ biến, có thể được coi là chuẩn RAM cần có trên mọi chiếc PC hay laptop ‘gaming'.
Tuy nhiên, bạn cần chú ý tới 1 thông số quan trọng trên RAM máy tính đó là "Bus RAM".
Vậy Bus RAM PC là gì ?
Bus là một hệ thống phụ chuyển dữ liệu giữa các thành phần bên trong máy tính, hoặc giữa các máy tính với nhau. Bạn có thể hiểu một cách đơn giản hơn Bus là cách kết nối dữ liệu (giao tiếp) giữa 2 hoặc nhiều thiết bị kết nối với máy tính. Ví dụ, kết nối giữa bộ xử lý máy tính với bộ nhớ hoặc một card màn hình để giao tiếp với bộ nhớ.
Mục đích của Bus là lưu thông, vận chuyển tín hiệu, dữ liệu. Trong kiến trúc máy tính, người ta coi bus như kênh, tuyến – là đường dẫn nội bộ để truyền tín hiệu từ bộ phận này sang bộ phận khác trong máy tính. Nói một cách khác dễ hiểu hơn, Bus RAM có thể hiểu là độ lớn của kênh truyền dẫn dữ liệu bên trong RAM. Bus của RAM càng lớn thì lưu lượng dữ liệu được xử lý càng nhiều.
Ý nghĩa của bus RAM là với chỉ số này ta có thể tính được tốc độ đọc dữ liệu của RAM trong 1 giây theo công thức sau: Bandwidth = (Bus Speed x Bus Width) / 8
Trong đó:
• Bandwidth còn được gọi là băng thông bộ nhớ, dữ liệu RAM có thể đọc được trong 1 giây (MB/s). Băng thông mà ta tính được theo công thức trên là tốc độ tối đa theo lý thuyết nhưng trên thực tế thì băng thông thường ít hơn và không thể vượt qua được băng thông lý thuyết.
• Bus Speed chính là BUS RAM, là tốc độ dữ liệu được xử lý trong một giây.
• BUS Width là chiều rộng của bộ nhớ. Các loại RAM DDR, DDR2, DDR3, DDR4 hiện nay đều có BUS Width cố định là 64.
Vậy việc chọn loại RAM máy tính có ảnh hưởng đến hiệu năng?
Đối với người dùng văn phòng hay các tác vụ cơ bản, họ hầu như sẽ không nhận ra nhiều khác biệt. DDR4 về lý thuyết có tốc độ nhanh hơn DDR3. Tuy nhiên trong thực tế RAM là linh kiện hiếm gây ra hiện tượng nghẽn cổ chai cho hệ thống máy tính, vậy nên sự khác biệt về tốc độ khi sử dụng là không rõ ràng.
Những nâng cấp khác trong hệ thống đa phần sẽ cải thiện hiệu năng của máy. Chuyển đổi HDD sang SSD, thêm nhiều thanh RAM hơn. Hoặc bạn có thể nâng cấp vi xử lý sẽ có hiệu quả dễ nhận biết hơn nhiều so với việc thay đổi RAM có tốc độ nhỉnh hơn một chút.
Trong sử dụng thông thường, chúng ta khó có thể cảm nhận được sự khác biệt giữa hai hệ thống có phần cứng giống hệt nhau ngoại trừ khác biệt về loại RAM. RAM máy tính chỉ thực sự trở nên cần thiết trong trường hợp PC phải đảm đương các tác vụ nặng. Chẳng hạn như các máy chủ, các PC chơi Game, PC chuyên xử lý đồ họa. Chúng thường phải tải và xử lý một lượng cực lớn các dữ liệu trong thời gian dài. Vậy nên mỗi bit hiệu suất đều rất quan trọng.
Ram máy tính để bàn chất lượng uy tín, bảo hành chính hãng