Trong quá khứ, các tàu vũ trụ như Parker Solar Probe hay Solar Orbiter đã giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về Mặt trời. Tuy nhiên, hoạt động của kính thiên văn Daniel K. Inouye đã giúp các nhà thiên văn không cần phóng bất cứ thứ gì lên vũ trụ mà vẫn có thể quan sát Mặt trời từ mặt đất.
Nhờ loại siêu kính thiên văn này, đài quan sát Mặt trời đặt tại Hawaii đã phát hiện ra một điểm đen ấn tượng trên bề mặt ngôi sao này. Điểm đen được gọi là Umbra và có đường kính khổng lồ, tương đương với đường kính của Trái đất.
Hình ảnh cận cảnh một điểm đen lớn bằng đường kính Trái đất.
Trước đó vào ngày 25 tháng 2 năm 2022, tàu thăm dò Parker Solar cũng đã chụp được hình ảnh về vết đen Umbra. Các quan sát của kính thiên văn Daniel K.Inouye đã được kết hợp với dữ liệu do Parker Solar thu thập để tạo ra các bộ dữ liệu toàn diện hơn về một loạt các hiện tượng diễn ra trên Mặt trời.
Về mặt khoa học, các vết đen được hình thành khi năng lượng bên trong Mặt trời không thể thoát ra bề mặt do bị từ trường mạnh ngăn cản. Những vùng bề mặt không có năng lượng thoát ra ngoài sẽ có nhiệt độ thấp hơn những vùng còn lại.
Trong khi những vùng màu đỏ tươi của Mặt trời có nhiệt độ trung bình là 5000 độ C thì những vùng tối này chỉ có nhiệt độ khoảng 3800 độ C. Do chênh lệch nhiệt độ thấp hơn nên nhìn từ xa, chúng giống như những đốm đen.
Luôn có nhiều vết đen trên Mặt trời, nhưng những vết đen khổng lồ như Umbra vẫn được cho là một hiện tượng hiếm gặp.
Có rất nhiều vết đen trên bề mặt Mặt trời.
Với sự ra đời của kính thiên văn Daniel K. Inouye, khoa học vũ trụ đã có thêm một công cụ tuyệt vời trong việc quan sát Mặt trời. Loại siêu kính thiên văn này có thể thu được hình ảnh bề mặt Mặt trời với độ phân giải cao, chi tiết rõ nét mà chưa một thiết bị nào làm được.
Tháng trước, kính thiên văn Daniel K. Inouye đã bắt đầu hoạt động đúng lúc để ghi lại những vụ phun trào dữ dội, vết đen và những thay đổi của Mặt trời trong không gian. Những hình ảnh do Inouye cung cấp sẽ giúp các nhà khoa học nghiên cứu và dự đoán các sự kiện mặt trời có thể ảnh hưởng đến Trái đất của chúng ta.
Tổng hợp: Công Nghệ Chính Nhân