Mối quan hệ giữa CNTT và TMĐT dưới góc nhìn của công ty công nghệ Chính Nhân

Xu hướng bán lẻ tại cửa hàng kết hợp với bán lẻ trực tuyến để nắm bắt thị trường ngày càng được chú trọng. Doanh nghiệp bán lẻ CNTT cần năng động và chuyên nghiệp hơn trong việc tư duy bán hàng và tiếp cận người tiêu dùng. Chính Nhân đưa ra những giải pháp và nhận định kịp thời, định hình tăng trưởng cho doanh nghiệp trong thời buổi thị trường có nhiều biến động.

Thương mại điện tử (TMĐT) giúp người tiêu dùng có thể tiếp cận sản phẩm công nghệ một cách nhanh chóng và dễ dàng nhất. Tốc độ tăng trưỏng TMĐT Việt Nam của năm 2016 là 20%, năm 2017 là trên 25%. Đến năm 2020, dự kiến sẽ có 30% dân số Việt Nam sử dụng kênh mua hàng trực tuyến. Đây là tốc độ tăng trưởng khá nhanh so với nhiều nước trên thế giới. - theo thống kê của Cục TMĐT & Kinh tế VN.

Một trong những lý do cho sự phát triển nhanh chóng của kênh bán hàng trực tuyến là nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Nhu cầu đó đòi hỏi có những dịch vụ tiện nghi hơn để phục vụ cho những khách hàng không có thời gian vì guồng quay cuộc sống và công việc. Bán hàng trực tuyến đã mở ra cho người tiêu dùng nhiều sự lựa chọn, giúp thị trường công nghệ năng động hơn, thiết thực và được nâng cấp.

Quá trình mua và bán hàng thực hiện thông qua Internet bằng điện thoại, máy tính có nhiều rủi ro. Về phía khách hàng, đó chính là sự nghi ngờ về chất lượng dịch vụ của thương hiệu, chính sách của doanh nghiệp. Về phía doanh nghiệp cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro trong quá trình thanh toán, vận chuyển. Tuy vậy, nếu bỏ lỡ mà không vận dụng kênh TMĐT trong kinh doanh thì đến cuối cùng, doanh nghiệp sẽ không thể đi kịp xu hướng kinh doanh chung.

CNTT là nền tảng cho sự phát triển và tăng trưởng của ngành TMĐT. Và TMĐT lại chính là chìa khóa cho doanh nghiệp tiếp cận khách hàng thuận tiện hơn. Sự sáng tạo đổi mới và bắt kịp xu hướng là cần thiết cho sự tồn tại của một doanh nghiệp. Theo nhân định của đại diện công ty công nghệ Chính Nhân, những điều cần có của một doanh nghiệp có tầm nhìn bao gồm:

Anh Dũng Võ - Quản lý Marketing công ty Chính Nhân

Nâng cao trải nghiệm của khách hàng:

Thay vì chỉ phát triển cửa hàng bán lẻ truyến thống hay hệ thống bán lẻ hiện đại, cần có sự kết hợp với công nghệ để giúp khách hàng tiếp cận và trải nghiệm tốt nhất. Trong khi mỗi người đều bận rộn, công nghệ thông minh lại càng phát triển thì tiện ích bán hàng trực tuyến càng được nhân rộng và phổ biến. Bán hàng cần kết hợp giữa bán tại cửa hàng và bán hàng online để đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Chính Nhân xây dựng hệ thống mua hàng trực tuyến thông qua website thương mại điện tử giúp khách hàng tiếp cận sản phẩm đơn giản nhất.

Kết nối ứng dụng công nghệ thông tin:

Ngoài việc cung cấp những sản phẩm CNTT như máy tính, điện thoại thông minh…Chính Nhân cung cấp những giải pháp công nghệ đi kèm như thi công mạng, lắp đặt server, sửa chữa thiết bị hỗ trợ tối đa cho người dùng và doanh nghiệp trong việc vận hành và sử dụng hệ thống máy tính. Bên cạnh đó, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong việc trải nghiệm, doanh nghiệp phải không ngừng mở rộng hệ thống sản phẩm bằng việc ký kết hợp tác với các nhà sản xuất, nhằm đem đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.

Hệ thống bán hàng trực tuyến của công ty công nghệ Chính Nhân.

Nâng cao chất lượng đội ngũ:

Không ngừng đào tạo kỹ năng và tuyển dụng người tài, từ đó nâng cao chất lượng của đội ngũ nhân viên, mục đích cuối là phục vụ người tiêu dùng một cách tốt nhất. Khách hàng như người thân.

Sẵn sàng đáp ứng nhu cầu thay đổi của thị trường trong tương lai:

Khi có nền tảng bền vững, hệ thống khách hàng rộng khắp, Chính Nhân sẵn sàng thay đổi, mở rộng, đồng bộ con người cũng như hệ thống cửa hàng, hệ thống quản lý, nâng cấp chất lượng tối đa để trở thành nhà bán lẻ hàng đầu về sản phẩm và giải pháp công nghệ thông tin.

Trong tình hình chung của  xu hướng bán lẻ CNTT, các nhà bán lẻ chủ yếu tập trung vào hướng kinh doanh kết hợp online và offline, mở rộng cửa hàng mà quên đi việc kết nối ứng dụng công nghệ thông tin. Tập trung vào mảng bán sản phẩm công nghệ nhưng lại quên mất giải pháp CNTT có vai trò duy trì vô cùng quan trọng. Chính sách sữa chữa bảo hành hậu mãi phải thông qua nhiều bên, gây mất nhiều thời gian và ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng. Về lâu dài, nếu giải pháp CNTT không được đáp ứng sẽ ảnh hướng tới tính bền vững của CNTT.

Trí tuệ nhân tạo đã tạo nên một lối đi và cả sức ép cho chính những doanh nghiệp kinh doanh trong thời điểm hiện tại. Công nghệ điện toán đám mây (cloud computing), dữ liệu lớn (big data) và di động (mobile) đã tác động to lớn tới kinh doanh thương mại điện tử ở Việt Nam. Những công nghệ nổi bật khác như trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), thực tế ảo (VR) hay blockchain sẽ ảnh hưởng thế nào tới thương mại điện tử nước ta trong những năm tiếp theo? Việc thay đổi chậm trễ sẽ khiến thị trường Việt Nam đứng trước thách thức lớn khi thị trường bão hòa hoặc khủng hoảng kinh tế xảy ra.

Chính Nhân nhìn thấy vấn đề cần phải đổi mới và nâng cấp, ngày càng hoàn thiện hệ thống vận hành và quản lý để nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trên khắp các tỉnh thành. Từ sản phẩm nổi tiếng của Dell, Samsung, HP, Lenovo, Asus, Ricoh, Fujitsu cho đến các giải pháp công nghệ hàng đầu của Microsoft, Cisco, Intel…Khách hàng sẽ được trải nghiệm dịch vụ và sản phẩm theo nhiều kênh mua hàng khác nhau, đảm bảo sự tiện nghi và chất lượng nhất mà Chính Nhân có thế đem đến.

Phương Dung - Nguồn ictnews.vn

Đánh giá
No

Mối quan hệ giữa CNTT và TMĐT dưới góc nhìn của công ty công nghệ Chính Nhân