Kinh nghiệm nâng cấp phần cứng Laptop

Hiện nay, nhu cầu xử lý thông tin ngày càng tăng, đòi hỏi việc nâng cấp phần cứng laptop cũng là cấp thiết. Đối với các bạn chuyên về kỹ thuật máy tính thì đều biết việc nâng cấp chiếc máy tính để bàn dễ dàng hơn là nâng cấp chiếc laptop.

Máy tính để bàn (desktop) khi cần nâng cấp các thành phần như CPU, RAM, card đồ họa,… Bạn chỉ cần gắn các phần cứng mới với cấu hình cao hơn vào bo mạch chủ (mainboard) là đã có một chiếc máy tính để bàn cao cấp hơn. Nhưng đối với máy tính xách tay (laptop) thì không hề là một điều dễ dàng, đặc biệt là khi nâng cấp CPU.

Trên laptop việc nâng cấp RAM, thay một ổ cứng, bàn phím thì cực kỳ đơn giản. Nhưng nâng cấp bộ vi xử lý CPU lại rất phức tạp và đòi hỏi sự am hiểu chuyên sâu về các thiết bị phần cứng. Để việc nâng cấp an toàn, trước tiên bạn phải tìm hiểu về khả năng hoạt động, tương thích của CPU. Tốt nhất bạn nên nhờ tới sự hỗ trợ của các chuyên gia có chuyên môn để giúp bạn thực hiện một cách chính xác.

1 – Nâng cấp CPU thận trọng

Thông số của bo mạch chủ trên laptop là thông tin bạn cần nắm. Nó giúp xác định các khe cắm (slot) CPU để chọn thay thế bộ xử lý Intel hay AMD. Từ đó lựa chọn cấu hình CPU có phù hợp với bo mạch chủ ( gồm loại CPU, tốc độ tối thiểu và tối đa, số chân cắm tùy theo mỗi loại bo mạch chủ).

Mỗi nhà sản xuất sẽ có một loạt các công nghệ khác nhau. Tất cả được “lập trình” bên trong các chip với tên gọi khác nhau (Dual Core, Core 2 Duo, Core i3, Core i5, Core i7). Hãy kiểm tra kỹ các thông số CPU để nâng cấp cho hợp lý.

Điểm mà bạn cần lưu ý khác là CPU đa nhân (multi core) ảnh hưởng tới xung nhịp xử lý. Đối với các dòng laptop sau năm 2010 thì hầu hết bo mạch chủ hỗ trợ CPU đa nhân. 

Nâng cấp CPU luôn mang lại hiệu quả cao nhất khi nâng cấp nhưng giá cả luôn là vấn đề lớn. Và nếu máy tính vẫn trong thời hạn bảo hành thì chắc chắn việc bạn phải “hy sinh” chế độ bảo hành. Do đó, tùy theo nhu cầu sử dụng mà bạn quyết định. Và khi đã quyết định nâng cấp CPU, bạn cần quan tâm đến những điều sau đây:

– Xem máy tính của bạn có thể nâng cấp CPU hay không? (Tham khảo google hoặc website nhà sản xuất về mainboard, chipset CPU).

– Không phải mainboard nào cũng cho phép nâng cấp CPU. Bạn có thể cài đặt các chương trình kiểm tra thông số kỹ thuật của máy như CPU MSR, phần mềm CPU-Z. Hãy xem thông số của CPU hiện tại (số chân cắm (socket), tốc độ Bus CPU (FSB – Front Side Bus), Cache L2/ L3).

– Xác định thông số kỹ thuật của mainboard, CPU (Intel hay AMD).

2- Nâng cấp RAM laptop

Ram laptop là thiết bị phần cứng quan trọng và ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu suất laptop. Tăng dung lượng RAM đồng nghĩa với việc giảm số lần CPU phải lấy dữ liệu từ ổ cứng. Ưu điểm là giá thành rẻ nhất trong các thiết bị nâng cấp phần cứng laptop. Việc nâng cấp Ram cũng rất đơn giản với vài thao tác tháo lắp nhanh chóng.

Nhận biết laptop của bạn thiếu RAM rất dễ. Một khi thiếu RAM sẽ gây ra tình trạng đơ, giật, lag rất khó chịu khi sử dụng. Để biết được chính xác là máy tính có thiếu ram hay không thì bạn nhấn tổ hợp phím Ctrl + Alt + Del hoặc Ctrl + Shift + ESC để vào Task Manager.

Bạn xem ví dụ ở hình dưới, để ý đến phần “Memory”. Laptop có dung lượng RAM là 4GB và đang sử dụng 3.5GB. Tức là đã dùng hết 90% RAM.  Nếu như con số này mà lên 3.8 hoặc 3.9 thì chắc chắn laptop sẽ bị đứng hình. 

Vấn đề còn lại là chọn thanh Ram thích hợp với chiếc laptop. 

  • Điều đầu tiên là phải làm là xác định được loại RAM được hỗ trợ bởi bo mạch chủ (mainboard). RAM xuất hiện lần đầu năm 1997 SDRAM ra đời với thông số băng thông PC66, tốc độ bus 66MHz; năm 1999 RDRAM 800MHz; năm 2000 lần đầu xuất hiện DDR – SDRAM 266MHz; 2004 DDR2 – SDRAM 533MHz; năm 2007 DDR3 – SDRAM 1066MHz ~ 1333MHz ~ 1600MHz…. Hiểu rõ thanh RAM thay thế để biết khả năng tương thích với hệ thống mainboard. Thông tin này thường có sẵn trong sách hướng dẫn đi kèm laptop, hoặc trực tuyến tại trang web của nhà sản xuất laptop.
  • Xem xét thông số kích thước bộ nhớ tối đa, mainboard cho phép nhận tối đa dung lượng RAM là bao nhiêu. Bạn cũng sẽ cần bao nhiêu bộ nhớ là cần thiết, ở mức tối thiểu, đối với hệ điều hành bạn đang sử dụng. Ví dụ với Win 32bit thì tối đa chỉ có thể dưới 4GB dù thanh RAM của bạn là 8GB. Còn với Win 64bit thì nhận toàn bộ dung lượng của thanh RAM.
  • Tốc độ Bus và băng thông truyền dữ liệu của thanh RAM. Bus RAM có ảnh hưởng rất lớn đến hệ thống. Đặc biệt là khi làm việc với nhiều tác vụ cùng một lúc và khối lượng truy xuất nhiều. Thì các ứng dụng này hầu như tốn nhiều bộ nhớ do liên tục được truy xuất dữ liệu. Vì vậy, ngoài dung lượng RAM phù hợp thì mức bus của RAM cao rất quan trọng. Nói nôn na là bus của RAM tựa như tốc độ di chuyển của luồng dữ liệu. Tốc độ càng lớn thì thời gian hoàn thành công việc càng nhỏ.

3- Nâng cấp ổ cứng laptop

Ổ cứng phổ biến hiện nay đó là ổ cứng HDD. Phân vùng ổ cứng chứa hệ điều hành tốt nhất là nên còn trống ra khoảng 10GB để nó hoạt động được trơn tru và ổn định hơn. Việc nâng cấp ổ cứng cũng khá dễ dàng. Chỉ còn việc là việc chọn lựa ổ cứng thích hợp mà thôi!

Nâng cấp phần cứng Laptop với ổ cứng thì chúng ta cần lưu ý 2 yếu tố này:

  • Chuẩn giao tiếp Pata và Sata.

Chuẩn PATA thì tốc độ truyền tải dữ liệu rất thấp (ở khoảng 100MB/s) và chỉ có trên các máy siêu cũ. Hiện nay trên các dòng Laptop mới không còn được sử dụng nữa và thay vào đó là chuẩn SATA.

Chuẩn SATA có tốc độ nhanh hơn với 3 cấp độ.  Chuẩn SATA I là 150MB/s và 300MB/s đối với chuẩn SATA II. Nhanh nhất là SATA 3 có tốc độ là 6Gb/s. 

Bạn nên kiểm tra thông số tương thích với mainboard trên website của hãng sản xuất laptop. Từ đó có thể chọn được ổ cứng đúng chuẩn tương thích với mainboard.

  • Tốc độ quay của đĩa cứng

Hiện nay có 2 loại phổ biến đó là ổ cứng có tốc độ 5400rpm và 7200rpm (rpm = vòng/phút). Tốc độ quay của đĩa cứng càng nhanh thì đồng nghĩa với việc thời gian truy xuất dữ liệu cũng sẽ giảm.

Ngoài ra, Ổ cứng SSD cũng là sự lựa chọn hoàn hảo để tăng tốc độ ( có thể nhanh gấp 8 lần ổ HHD) nếu có điều kiện về kinh tế.  Vì giá thành ổ SSD 60 GB khá cao vào khoảng 900.000 đ ( tương đương giá 1 ổ HHD 500Gb). Đương nhiên với dung lượng này thì chỉ để làm ổ chứa hệ điều hành và lưu ít dữ liệu. Ổ cứng SSD làm ổ chứa hệ điều hành sẽ giúp máy tính của bạn cải thiện rất đáng kể bởi vì tốc độ truy xuất dữ liệu của ổ cứng SSD cực nhanh.

Lưu ý, bạn không nên nâng cấp SSD cho những dòng laptop cấu hình thấp. Vì bạn sẽ không thể tối ưu được tốt giữa ba thành phần chính của máy tính đó là CPU, RAM và ổ cứng. Bởi ngay cả khi nang cấp SSD nhưng ba bộ phận là CPU, RAM đã cũ vẫn có thể khiến trải nghiệm của bạn bị giảm đi đáng kể. Đồng thời, đây cũng không phải là giải pháp nâng cấp tối ưu về mặt kinh tế.

 

Đánh giá
No

Kinh nghiệm nâng cấp phần cứng Laptop